Tự kỷ là một rối loạn phổ biến, ước tính có khoảng khoảng 1% dân số thế giới mắc (62,2 triệu người trên toàn cầu) vào năm 2015. Cũng như các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, tự kỷ rất phức tạp. Và dưới đây là những điều cần biết về bệnh tự kỷ

Thế nào là tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.

Biểu hiện bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.

Thế nào là tự kỷ là gì ?

Thế nào là tự kỷ là gì ?

Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.

Tỉ lệ chẩn đoán trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Thế nào là tự kỷ là gì ?

Thế nào là tự kỷ là gì ?

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ nhẹ

Thực tế, trẻ bị tự kỷ nhẹ thường khó xác định thông qua hành vi. Đa phần các trẻ này có khả năng trí tuệ bình thường hoặc trên mức trung bình, một số ít có năng khiếu trí nhớ chụp hình, trí nhớ máy móc cao nên dễ nhầm tưởng trẻ thông minh. Bên cạnh đó, các bé tự kỷ nhẹ vẫn biết nói, nên rất khó để ba mẹ nhận biết.

Tuy nhiên, một dấu hiệu về giảm khả năng tương tác có thể giúp nhận biết chứng, đó là trẻ thiếu khả năng kết nối với những trẻ em đồng trang lứa, hay thích chơi một mình hoặc chỉ là chạy đùa vận động theo bạn. Những trẻ này vẫn có mối quan hệ thân thiết với ba mẹ, anh chị và người thân trong gia đình nhưng thường là bám vào một người theo thứ tự ưu tiên. Ba mẹ thường chỉ nghĩ rằng đó là bản tính của đứa trẻ. Về ngôn ngữ trẻ vẫn nói được nhưng cách diễn đạt câu nói đơn giản, hỏi trẻ chỉ biết kể lại sự việc sơ sài, nói theo thụ động, đối đáp hội thoại kém, hay nói nhắc lại một vài mẫu câu…Ba mẹ thấy con vẫn quí người thân, vẫn hiểu lời hiểu mệnh lệnh quen thuộc, vẫn chạy đùa theo bạn nên thường cho là trẻ phát triển bình thường.

Nếu quan sát và theo dõi thấy gọi tên trẻ ít đáp lại ngay, hay đòi làm theo ý mình, hay chơi một mình lâu, ít khoe thứ thích, ít hợp tác chia sẻ với bạn, cách chơi đồ chơi đơn điệu lặp lại, không biết trò chơi giả vờ tưởng tượng, không biết tham gia trò chơi tập thể… Trẻ thường có một vài thói quen khó thay đổi, giảm tập trung chú ý khi ba mẹ nói với trẻ nhưng nếu nói điều gì đúng ý thì trẻ chú ý ngay.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ nhẹ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ nhẹ

Nguyên nhân nào dẫn đến tự kỷ ở trẻ?

Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên (cứ 1.000 trẻ thì có 2 – 5 trẻ), điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Bệnh phổ biến như vậy, nhiều trẻ mắc như vậy, nhưng họ lại không hiểu rõ về căn bệnh tự kỉ, thành ra việc phát hiện phòng tránh bệnh khá khó khăn. Vậy nguyên nhân trẻ tự kỉ là gì?

Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:

  • Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra, tổn thương não bộ
  • Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
  • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm…
Nguyên nhân nào dẫn đến tự kỷ ở trẻ

Nguyên nhân nào dẫn đến tự kỷ ở trẻ

Tự kỷ có chữa được không?

Hiện chưa có thuốc điều trị. Trẻ em tự kỷ lớn lên vẫn là một người mà nhiều người trong số đó cần chăm sóc và giám sát suốt đời. Song vẫn còn có hy vọng: Bệnh viện tâm thần ban ngày với mạng lưới các nhóm tổ chức xã hội được liên kết có thể giúp người tự kỷ phát triển được các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của họ để họ có thể sống độc lập hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ.

Trẻ em tự kỷ cần phải được chẩn đoán sớm để được giáo dục đặc biệt và can thiệp sớm. Chẩn đoán và can thiệp sớm có tầm quan trọng đặc biệt để trẻ có cơ hội phát triển tiềm năng sẵn có và đây cũng là công việc đảm bảo cho các nhu cầu đặc biệt của trẻ được nhận diện và đáp ứng.

Tự kỷ có chữa được không?

Tự kỷ có chữa được không?

Cách phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em

Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ. Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não.

Khám trẻ khoẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ cao thường quy hàng quý trong 24 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm các rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ.

Muốn chăm sóc trẻ tốt, muốn trẻ phát triển tốt và tránh mắc bệnh thì cần hiểu rõ về bệnh – nguyên nhân trẻ và cách phòng tránh và từ đó có chế độ chăm sóc trẻ tốt, phòng tránh.

Cách phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em

Cách phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em