Tiểu đường không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng tỉ lệ người mắc phải lại ngày một tăng, đặc biệt là ở người cao tuổi. Bệnh tiểu đường ở người già thường khó điều trị hơn so với người trẻ và có biến chứng phức tạp, nguy hiểm. Hãy theo dõi bài viết để trang bị thêm kiến thức về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường nhé!

Hồi chuông cảnh báo về thực trạng bệnh tiểu đường ở người già hiện nay

Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) có thể hiểu đơn giản là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong tế bào khiến lượng đường trong máu tích tụ ngày càng cao và cao hơn mức bình thường. Sự rối loạn chuyển hóa có thể do thiếu hụt hay đề kháng với insulin gây nên. 

Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 thế giới có 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, độ tuổi từ 20 đến 79. Dự báo đáng báo động là vào năm 2045, con số này là 629 triệu, tăng 48% và sẽ còn tăng hơn nữa.

Tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng chống bệnh nội tiết – đái tháo đường diễn ra chiều 26/6/2019 tại Hà Nội, PGS.TS Tạ Văn Bình, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam cho biết nước ta hiện có hơn 5 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường. Điều đáng chú ý là có đến 65% trường hợp bệnh tiểu đường không biết mình mắc bệnh và 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh tuýp 2, song chưa đạt mục tiêu điều trị. Nguy hiểm hơn, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng tỷ lệ bệnh tiểu đường 60 – 74 tuổi (33,5%) và từ 75 tuổi trở lên (33,6%).

Số liệu được PGS.TS Tạ Văn Bình công bố tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng chống bệnh nội tiết - đái tháo đường, diễn ra chiều 26/6/2019, tại Hà Nội.

Số liệu được PGS.TS Tạ Văn Bình công bố tại buổi lễ hưởng ứng tuần lễ chung tay phòng chống bệnh nội tiết – đái tháo đường, diễn ra chiều 26/6/2019, tại Hà Nội.

Những số liệu trên cho thấy, bệnh tiểu đường thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người già chiếm tỷ lệ cao hơn. Điều này đưa ra hồi chuông cảnh báo trên toàn thế giới về việc phải quan tâm đến bệnh tiểu đường ở người già nhiều hơn.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người già

Tiểu đường không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng tỉ lệ người mắc phải lại ngày một tăng khiến nhiều người lo sợ. Bệnh tiểu đường ở người già nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Chính vì vậy mà bệnh tiểu đường được coi là “kẻ sát nhân thầm lặng” khiến nhiều người cảm thấy hoang mang. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở người già là do đâu? 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người già

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở người già

Theo các chuyên gia y tế thì có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở người cao tuổi, có thể kể đến như:

  • Rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi

Tuổi cao, sức đề kháng kém sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên, rất dễ gây ra bệnh.

  • Sự gia tăng tỷ lệ mô mỡ ở người già

Tuổi càng cao thì khả năng chuyển hóa của cơ thể lại càng giảm, dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ mô mỡ của cơ thể. Dự trữ mỡ tăng, đặc biệt ở các cơ quan như gan, cơ, tụy, làm rối loạn chuyển hóa glucose khiến cho lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

  • Sử dụng nhiều loại thuốc 

Có thể thấy người cao tuổi thường phải chung sống với nhiều bệnh lý khác nhau, điều này khiến họ phải sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị bệnh tình. Tuy nhiên sự bài tiết thuốc của người cao tuổi khá chậm, dẫn đến việc tích lũy thuốc trong cơ thể và tác dụng phụ của thuốc đến đường máu cũng dẫn đến bệnh tiểu đường.

  • Lối sống tĩnh, ít vận động

Theo thời gian, hệ cơ xương khớp của con người dần suy thoái, người cao tuổi dần suy giảm chức năng vận động dẫn đến việc đi lại, hoạt động thể chất cũng ít hơn. Cũng chính vì vậy mà tác dụng của insulin giảm đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người già.

  • Chế độ ăn uống không kiểm soát, ăn nhiều đồ ngọt

Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi có nguy hiểm?

Người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ gây suy giảm chức năng và tử vong cao hơn so với các nhóm tuổi khác. Bởi sự lão hóa theo tuổi tác sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng vi mạch và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột quỵ…). Đây là 2 nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh tiểu đường ở người già.

Bên cạnh đó, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều các biến chứng xấu đối với sức khỏe người cao tuổi như:

  • Xuất hiện bệnh tim mạch và mạch máu não – yếu tố đe dọa đến sự sống của người bệnh cao tuổi nhiều nhất.
  • Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng dây thần kinh ngoại biên, gây nên tình trạng rối loạn cảm giác, vết thương loét lâu lành, có thể hoại tử gây tàn phế suốt đời. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, giảm trí nhớ Alzheimer…
Người già bị tiểu đường thường gặp phải biến chứng bệnh tim mạch nguy hiểm

Người già bị tiểu đường thường gặp phải biến chứng bệnh tim mạch nguy hiểm

Chính vì vậy có thể khẳng định bệnh tiểu đường ở người già là căn bệnh rất nguy hiểm, không được coi thường. Do đó, người cao tuổi nên có những biện pháp để phòng tránh và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.

Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế tiến triển bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Với những hệ lụy khi người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nêu trên thì bản thân người bệnh và người có nguy cơ mắc bệnh cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, kiêng cữ khoa học, hợp lý

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Cần tránh các loại thực phẩm giàu protein có trong mỡ động vật, lòng đỏ trứng và nội tạng động vật. Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa , dễ hấp thụ, các loại thực phẩm giàu chất xơ và các loại trái cây.

Đặc biệt, nên bổ sung sữa bột Gluvita – Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường. Với công thức cải tiến mới, sữa bột dành cho người già bị tiểu đường Gluvita giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ mắt, cải thiện tiêu hóa, hấp thu và tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường, tiền đái tháo đường. Một sự lựa chọn đúng đắn trong chế độ ăn uống để hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.

Gluvita - sữa bột dành cho người già bị tiểu đường

Gluvita – sữa bột dành cho người già bị tiểu đường

 

  • Rèn luyện sức khỏe

Việc thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga, thái cực quyền,… là rất quan trọng với người cao tuổi. Giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh và kéo dài tuổi thọ.

  • Dùng thuốc hạ đường huyết

Người cao tuổi khi có chỉ số đường huyết ở mức nhỏ thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và kê những loại thuốc phù hợp tránh để mức đường tăng quá cao sẽ rất khó khăn trong việc hạ xuống. Tuy nhiên khi dùng thuốc, bệnh nhân cũng nên cẩn trọng vì có thể khiến đường huyết hạ quá mức cũng, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Phòng chữa các chứng bệnh cùng phát sinh

Người cao tuổi thường mắc đa bệnh lý. Vì vậy, một khi đã bị bệnh tiểu đường thì người  cao tuổi nên tìm cách phòng tránh các bệnh khác, không để nhiều bệnh phát sinh cùng lúc như vậy sẽ rất khó chữa.

  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế là điều cần thiết để phòng tránh bệnh tiểu đường và một số các căn bệnh ở người cao tuổi. Như vậy, người cao tuổi sẽ biết mức đường huyết để có cách chủ động phòng tránh và điều trị.

Nếu cố gắng duy trì các biện pháp kiểm soát thích hợp được đề cập ở trên, người bệnh cao tuổi không chỉ có thể ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng và hạ đường huyết mà còn mang lại hiệu quả về mặt tinh thần cũng như giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Đừng vì tuổi già mà có suy nghĩ tiêu cực. Hãy bổ sung sữa bột dành cho người già bị tiểu đường Gluvita để có một sức khỏe thật tốt, tận hưởng cuộc sống khi vẫn còn khả năng hoạt động nhé!