Dâu tây Đà Lạt mới thu hoạch sẽ có phần cuống tươi và mới, gắn chặt vào quả. Không chọn quả đã bị rụng cuống, hoặc cuống đã khô. Ngoài ra, với những đặc điểm về màu sắc, hình dáng mà Blogreview.com.vn chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng chọn mua được những quả dâu tươi ngon, đúng chuẩn.
Quan sát màu sắc của quả dâu tây Đà Lạt
Quả dâu chín ngọt, mới hái sẽ có màu sắc đỏ tươi, đều màu và trông rất mọng nước. Một lưu ý nhỏ cho bạn, dâu Đà Lạt đặc trưng là sẽ trắng phần đầu cuống lá. Không chọn mua những quả dâu loang lỗ chỗ xanh chỗ đỏ, bởi đây là những trái còn xanh, ăn sẽ bị chua, ít nước.
Nếu muốn chọn ăn ngay, bạn nên chọn những quả dâu sẫm màu. Nếu muốn thời gian bảo quản được lâu hơn, hãy ưu tiên những trái có màu đỏ tươi.
Để không nhầm lẫn với dâu Trung Quốc, chúng tôi chỉ bạn cách phân biệt dựa trên màu sắc như sau: Màu của dâu tây Đà Lạt thường không đều, sậm ở phần thân và cuống thì hơi trắng. Trong khi đó, dâu Trung Quốc lại khá đều màu, sậm đỏ rất đẹp mắt.
Dựa theo hình dáng của quả dâu tây Đà Lạt
Dâu tây Đà Lạt có hình dáng quả không đồng đều. Khi chọn mua, bạn chú ý không nên mua những quả có đốm xanh, đốm đen hoặc có dấu hiệu lạ bên ngoài để tránh bị hư hỏng.
Ngoài ra, một mẹo nhỏ để phân biệt dâu tây Đà Lạt và dây tây Trung Quốc đó là: Dâu tây Đà Lạt thường có kích thước vừa phải, hình dáng không đồng đều, bề mặt không nhẵn mịn. Ngược lại, dâu Trung Quốc thường khá đồng đều nhau, kích thước to, bề mặt cứng và khá mịn.
Cảm nhận mùi hương của quả dâu tây Đà Lạt
Mùi hương của dâu cũng là một trong những dấu hiệu để nhận biết dâu tây Đà Lạt đó có tươi ngon hay đã lâu ngày.
Với những quả dâu mới hái, chín mọng sẽ có mùi dịu nhẹ thơm ngon. Với những quả dâu chín ép hoặc dùng thuốc hóa học thường không có mùi thơm hoặc mùi chỉ thoang thoảng.
Cuống lá giúp nhận biết độ tươi mới của dâu tây Đà Lạt
Cuống lá chính là một điểm quan trọng để biết quả dâu tây có tươi ngon, chất lượng hay không. Rất đơn giản, hãy chọn mua những quả dâu còn nguyên phần cuống lá và cuống lá còn tươi. Không chọn những quả dâu đã bị rụng cuống hoặc cuống lá đã bị khô héo, rầy nhầu.
Ngoài ra, dâu Đà Lạt có đặc trưng đó là phần cuống lá mỏng và ngắn, màu xanh nhạt. Bạn hãy chú ý đặc điểm này để tránh nhầm lẫn với dâu tây Trung Quốc nhé.
Mùi vị của dâu tây Đà Lạt
Trước khi chọn mua, bạn có thể ăn thử để cảm nhận mùi vị. Đối với dâu Đà Lạt, phần lớn sẽ có vị chua thanh, thơm nhẹ, khi ăn có độ mềm dai.
Ngược lại, nếu ăn mà bạn không cảm nhận thấy mùi thơm của dâu, nhai thấy rất bở thì không nên mua. Vì rất có thể, loại dâu mà bạn vừa ăn chính là dâu nhập từ Trung Quốc.
Cách bảo quản để dâu tây Đà Lạt luôn tươi ngon
Chọn được những quả dâu tươi ngon mới chỉ là khâu đầu tiên. Để có thể mang đi xa, mang về làm quà,… hoặc đơn giản là mua dùng trong nhiều ngày; thì bạn cần biết những mẹo nhỏ dưới dây:
Đầu tiên, nên hái hoặc nên mua dâu gần lúc khởi hành để dâu đạt chất lượng về độ tươi ngon nhất.
Tiếp đó, để có thể mang đi xa hoặc để dài ngày hơn thì bạn không nên lựa những trái có màu đỏ sậm bởi đây là những trái quá chín, chỉ phù hợp với ăn ngay. Kèm theo, loại bỏ những trái bị dập, bị mốc.
Xếp dâu thành từng lớp, giữa các lớp bọc lá dâu, giấy báo hoặc khăn giấy để hạn chế lực va chạm của chúng với nhau.
Nếu điều kiện thuận lợi, bạn bỏ thêm một chai nước đá ở giữa hộp. Như vậy, sẽ kéo dài thời gian tươi ngon cho những quả dâu.
Do tính chất dễ hỏng, dễ bị nghiền nát khi va chạm nên bạn cần cầm giỏ dâu trên tay; tuyệt đối không để chung với các loại hành lý khác.
Dâu Đà Lạt không sử dụng thuốc bảo quản, do đó không thể bảo quản được lâu. Thời gian thích hợp nhất là trong 2 đến 3 ngày, trong nhiệt độ khoảng 15 độ C. Nếu để ở nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng, dâu tây Đà Lạt sẽ bị thâm và héo rất nhanh. Vậy nên, bạn cần hết sức lưu ý.
Tại Đà Lạt, bạn dễ dàng tìm kiếm được một địa chỉ bán dâu tây. Tuy nhiên, để có thể mua được dâu tây Đà Lạt tươi ngon, uy tín và đúng chuẩn thì bạn nên chọn mua dâu tây tại vườn, tại vựa hoặc tại các chợ Đà lạt. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những kinh nghiệm chọn mua rau củ, thực phẩm và kiến thức ẩm thực hữu ích.