Nền văn hoá ẩm thực Việt Nam đã được hình thành một cách tự nhiên từ những quá trình hoạt động sinh sống hằng ngày. Đối với những người dân Việt Nam, nền ẩm thực không chỉ để sử dụng trong những bữa ăn mà nó còn được truyền tải truyền thống và giá trị văn hoá. Không một khách du lịch Việt Nam nào có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của các món ăn truyền thống Việt Nam. Nếu bạn là một người yêu ẩm thực, thì hãy cùng Blogreview tìm hiểu văn hoá ẩm thực Việt Nam có gì hấp dẫn khách du lịch ở trên khắp thế giới trong bài viết sau đây.
Ẩm thực Việt Nam là gì?
Ẩm thực là một trong những phần không thể thiếu của một nền văn hoá. Đối với văn hoá ẩm thực Việt Nam cũng vậy, những món ăn đều được truyền từ thế hệ này cho đến thế hệ khác. Giữ gìn phát huy những món ăn truyền thống là một trong những phương pháp bảo tồn văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Do đất nước được chia ra thành ba miền, nên ẩm thực Việt Nam từ đó cũng được chia theo vùng miền: Bắc – Trung – Nam cũng tạo ra những nét đặc trưng riêng. Văn hoá ẩm thực khác nhau cũng đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam. Mỗi một vùng miền sẽ có một khẩu vị cho vào món ăn khác nhau, các chế biến, tên gọi của món ăn từ đó cũng sẽ khác.
Mỗi một lần nhắc về văn hoá ẩm thực Việt Nam thì nó lại là chủ đề luôn được thảo luận một cách sôi nổi. Không chỉ dừng lại ở những món ăn, công thức chế biến và những nguyên liệu thực phẩm mà hơn hết nó còn chứa đựng một nét văn hoá tự nhiên được hình thành trong cuộc sống. Những món ăn Việt Nam đều được hài hoà về màu sắc cho đến hương vị khiến cho tổng thể món ăn hợp lý, tăng thêm phần hấp dẫn khó lòng cưỡng lại, đặc biệt nhất là đối với những người du lịch Việt Nam.
Khám phá văn hoá của ẩm thực Việt Nam
Nét đặc sắc của ẩm thực Việt Nam
Người dân Việt Nam thường rất coi trọng sự hài hoà của món ăn. Một món ăn cần phải đáp ứng đủ được hai tiêu chí đó chính là ngon miệng và đẹp mắt. Những thành phần nguyên liệu được bổ dưỡng, lành mạnh như rau thịt, củ quả, được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để tạo ra một món ăn vừa có rau vừa có thịt trong đó.
Điều này giúp cho văn hoá ẩm thực Việt Nam khác biệt so với ẩm thực ở phương Tây, nơi mà thịt được dùng làm trung tâm chính của món ăn. Một số đặc trưng ở ẩm thực Việt Nam mà du khách du lịch Việt Nam có thể dễ dàng nhận biết là:
Những món ăn Việt Nam chủ yếu đều được chế biến từ rau, củ, quả nên khá ít dầu mỡ, không có nhiều thịt như món ăn ở phương Tây… không sử dụng nhiều dầu mỡ như những món ăn Hoa.
Đặc biệt khi chế biến những món ăn, Việt Nam thường chỉ sử dụng mắm để nêm nếm, kết hợp với những loại gia vị đặc trưng để tạo ra được sự kết hợp chua, cay, mặn, ngọt…..
Món ăn của Việt Nam là sự tổng hợp hài hoà của các món, hương vị để có thể tạo nên một nét riêng biệt. Có tác dụng cân bằng âm dương, điều này chỉ thấy ở người Việt.
Ẩm thực Việt Nam xưa và nay có gì khác?
Việt Nam thuộc một đất nước công nghiệp, chính vì vậy mà tại đây được xem là một trong những đất nước sản xuất gạo lớn nhất trên thế giới. Đối với nét văn hoá ẩm thực Việt Nam từ xưa thì gạo chính là nguyên liệu chính không thể thiếu, được sử dụng trong những món ăn của người Việt.
Cây lúa chính là vật được thờ cúng nhiều nhất trong đình chùa ở Việt Nam. Nó được xem là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng đã có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Cây lúa không chỉ mang lại hạnh phúc, nó còn thực sự hình thành nên tiếng Việt.
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ lúa gạo và đã được biến tấu dần để phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước như: Cơm trắng, sủi cảo, cháo, bánh chưng, bánh tét khá nổi tiếng đối với khách du lịch Việt Nam.
Điểm chung trong ẩm thực Việt Nam từ xưa đến nay đó chính là các món ăn vẫn được làm một cách đơn giản. Sử dụng những nguyên liệu thực vật được chính người dân nơi đây trồng như: rau, củ, quả để ăn kèm với cơm trắng. Hình thức của món ăn cũng được chế biến một cách phong phú như luộc, hấp, hầm, trộn gỏi…. giúp cho người Việt hay du khách du lịch Việt Nam không cảm thấy ngán và cũng như là bổ sung thêm chất xơ trong cơ thể mình.
Tinh hoa văn hoá ẩm thực Việt Nam ba miền
Như đã nói ở trên, thì tuỳ theo mỗi vùng miền, ẩm thực Việt Nam sẽ có cách thức chế biến và hương vị khác nhau. Nếu như bạn là một tín đồ trong nền văn hoá ẩm thực Việt Nam thì chắc bạn chẳng còn xa lạ những nét sau đây.
- Miền Bắc: Thường sử dụng ít gia vị hơn so với những miền khác. Những món ăn của miền Bắc thường có hương vị vừa phải, không quá ngọt, không quá chua, ít cay và đề cao sự thanh tao, đạm bạc.
- Miền Trung: Miền trung thì khác hoàn toàn so với miền Bắc. Linh hồn chính của món ăn ở miền Trung đó là vị mặn, cay, ngọt vừa.
- Miền Nam: Miền Nam được xem là bản hoà tấu của nhiều nền văn hoá ẩm thực trong nước và du nhập, được biến tấu sáng tạo hơn các món ăn từ nước ngoài. Món ăn ở miền Nam thường thiên về vị ngọt là nhiều.
Nét văn hoá ẩm thực Việt Nam đối với những khách du lịch Việt Nam cũng được xem là một trong những điều rất đáng để trải nghiệm. Những món ăn không chỉ được bày đẹp mắt, ngon miệng mà nó còn chứa đựng cả những ý nghĩa cao đẹp. Bên cạnh đó, du lịch trong nước, thưởng thức những món ăn ngon của từng vùng miền sẽ giúp cho bạn hiểu thêm những nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Việt Nam.