Chu kỳ kinh nguyệt là một vấn đề quan trọng trong sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, việc chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe đối với các chị em là việc vô cùng cần thiết. Sau đây, hãy cùng Blogreview tìm hiểu rõ về những vấn đề có thể gặp phải trong chu kì kinh nguyệt để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho bản thân nhé.

Thế nào là kinh nguyệt?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu hàng tháng của phụ nữ, thường được gọi là “kỳ kinh”. Khi bạn hành kinh, cơ thể của bạn loại bỏ sự tích tụ hàng tháng của niêm mạc tử cung (dạ con). Máu kinh và mô chảy từ tử cung qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung và ra khỏi cơ thể qua âm đạo, thường kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi người phụ nữ.

Để hiểu về chu kỳ kinh nguyệt, chúng ta cần có kiến thức về cơ quan sinh sản ở nữ.

Hệ thống sinh sản của nữ gồm 5 phần chính:

  • 2 buồng trứng: nơi lưu trữ, phát triển và phóng thích trứng
  • Tử cung: nơi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển thành em bé
  • 2 ống dẫn trứng: hai ống mỏng nối buồng trứng với tử cung
  • Cổ tử cung – lối vào tử cung từ âm đạo
  • Âm đạo

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

Thế nào là kinh nguyệt?

Thế nào là kinh nguyệt?

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ nội tiết tố hàng tháng mà cơ thể phụ nữ trải qua để chuẩn bị mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Mức độ hormone (estrogen và progresterone) của bạn thường thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone này có thể gây ra các triệu chứng kinh nguyệt.

Thật ra, chu kỳ kinh trung bình dài 28 ngày. Chu kỳ dao động khoảng 21-35 ngày ở người lớn và 21-45 ngày ở thanh thiếu niên trẻ. Có những người có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày nhưng cũng có nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt 35-40 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt?

Chu kì kinh nguyệt trải qua bao nhiêu giai đoạn?

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt (hành kinh):

  • Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh.
  • Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.
  • Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng dưới, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đầy hơi, đau đầu, mệt mỏi, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,…
  • Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Giai đoạn nang trứng:

  • Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.
  • Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 – 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ chứa một quả trứng chưa trưởng thành.
  • Chỉ những quả trứng khỏe mạnh nhất mới trưởng thành. Trong những trường hợp hiếm hoi, một người phụ nữ có thể có hai trứng trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.
  • Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.
  • Giai đoạn nang trứng trung bình kéo dài trong khoảng 16 ngày. Nó có thể dao động từ 11 đến 27 ngày, tùy thuộc vào chu kỳ của bạn.

Giai đoạn rụng trứng:

  • Nồng độ estrogen tăng cao kích thích tuyến yên tiết ra hormone hoàng thể hóa (LH). Đây là những lúc quá trình rụng trứng bắt đầu.
  • Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.
  • Quá trình rụng trứng xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 nếu bạn có chu kỳ 28 ngày – ngay giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nó kéo dài khoảng 24 giờ. Sau một ngày, trứng sẽ chết hoặc tiêu biến nếu không được thụ tinh.

Bạn có thể biết rằng mình đang rụng trứng bằng các triệu chứng như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ
  • Huyết trắng đặc hơn
Chu kì kinh nguyệt trải qua bao nhiêu giai đoạn?

Chu kì kinh nguyệt trải qua bao nhiêu giai đoạn?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đúng cách như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt điển hình dài 28 ngày, nhưng mỗi phụ nữ là khác nhau. Ngoài ra, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể khác nhau giữa các tháng. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 24 đến 38 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng cho đến khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo của bạn ít nhất là 24 ngày nhưng không quá 38 ngày.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng sức khỏe của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.
  • Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.
  • Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.
  • Sau một vài tháng, bạn có thể bắt đầu xem kinh nguyệt của mình có đều hay không hoặc chu kỳ của bạn có khác nhau mỗi tháng hay không.

Bạn nên theo dõi thêm các yếu tố sau đây:

  • Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Bạn có bị chuột rút, đau đầu, ủ rũ, hay quên, đầy bụng hoặc căng ngực không?
  • Khi bạn bắt đầu ra máu: Nó sớm hơn hay muộn hơn dự kiến?
  • Lượng máu ra nhiều vào những ngày nặng nhất của bạn như thế nào (nhiều hơn hay ít hơn bình thường) ?
  • Bạn đã sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ sinh?
  • Các triệu chứng khi hành kinh: Bạn có bị đau hoặc chảy máu vào bất kỳ ngày nào khiến bạn phải nghỉ làm hoặc đi học không?
  • Kỳ kinh của bạn kéo dài bao nhiêu ngày: Kỳ kinh của bạn ngắn hơn hay dài hơn tháng trước?

Đây là những yếu tố quan trọng về chu kỳ kinh nguyệt bạn nên theo dõi bên cạnh ngày hành kinh. Những bất thường trong bất kỳ yếu tố nào đều là một dấu hiệu gợi ý một bệnh phụ khoa mà bạn đang mắc phải.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đúng cách như thế nào?

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đúng cách như thế nào?

Độ tuổi nào thì kinh nguyệt thay đổi?

Khi nào có kinh lần đầu tiên?

  • Trẻ em thông thường bắt đầu có kinh từ 12 đến 14 tuổi.
  • Thời kỳ đầu tiên thường bắt đầu khoảng hai năm sau khi ngực bắt đầu phát triển và lông mu bắt đầu mọc. Độ tuổi mà mẹ của một bé gái bắt đầu có kinh có thể giúp dự đoán khi nào bé gái có thể bắt đầu có kinh.
  • Trẻ gọi là dậy thì sớm khi có kinh trước 8 tuổi. Trẻ gọi là dậy thì muộn khi 15 tuổi vẫn chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Trẻ em nên được đi khám khi dậy thì sớm, dậy thì muộn hoặc không dậy thì khi phát triển ngực sau 3 năm.

Kinh nguyệt sẽ thay đổi như thế nào khi lớn tuổi?

  • Chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi nhiều cách khác nhau khi bạn già đi. Thông thường, kinh nguyệt nhiều khi bạn còn trẻ (ở tuổi thiếu niên) và thường ít hơn ở độ tuổi 20 và 30.
  • Trong một vài năm đầu tiên hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt đa số kéo dài hơn 38 ngày. Các bé gái sẽ có chu kỳ kinh đều đặn hơn sau 3 năm. Nếu chu kỳ dài hơn hoặc không đều kéo dài 3 năm, hãy đến khám để kiểm tra sức khỏe. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường hay gặp ở những trường hợp này.
  • Ở độ tuổi 20 và 30, chu kỳ của bạn thường đều đặn và có thể kéo dài từ 24 đến 38 ngày.
  • Ở độ tuổi 40, khi cơ thể bắt đầu chuyển sang thời kỳ mãn kinh, chu kỳ của bạn có thể trở nên không đều. Kinh nguyệt của bạn có thể ngừng trong một tháng hoặc một vài tháng và sau đó bắt đầu lại. Chúng cũng có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn bình thường, ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường.

Phụ nữ sẽ hành kinh tới khi nào?

  • Một người phụ nữ trung bình có kinh trong khoảng 40 năm của cuộc đời.
  • Hầu hết phụ nữ đều có kinh nguyệt đều đặn cho đến thời kỳ tiền mãn kinh, thời điểm cơ thể bạn bắt đầu chuyển sang mãn kinh. Tiền mãn kinh, hoặc chuyển sang mãn kinh, có thể mất một vài năm. Trong thời gian này, kinh nguyệt của bạn có thể không đến đều đặn.
  • Mãn kinh xảy ra khi bạn không có kinh trong 12 tháng liên tiếp. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này xảy ra ở độ tuổi từ 45 đến 55.
  • Kinh nguyệt cũng dừng lại khi mang thai và có thể không trở lại ngay nếu bạn cho con bú. Nếu bạn có kinh trong 90 ngày (ba tháng) và bạn không mang thai hoặc đang cho con bú, hãy đi kiểm tra sức khỏe. Bác sĩ sẽ kiểm tra bạn đang có thai hay rối loạn kinh nguyệt.
Độ tuổi nào thì kinh nguyệt thay đổi?

Độ tuổi nào thì kinh nguyệt thay đổi?

Cách chăm sóc khi trải qua chu kỳ kinh nguyệt

Uống đủ nước mỗi ngày

Bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước mỗi ngày. Tình trạng bị mất nước có thể khiến bạn thấy mệt trong người và làm các triệu chứng PMS trở nên tồi tệ hơn.

  • Lượng nước uống: Lượng nước uống khuyến nghị hàng ngày là khoảng 2,5 lít. Tuy nhiên, các loại thực phẩm trong chế độ ăn hằng ngày đã chứa khoảng 1/5 lượng nước khuyến nghị nên bạn chỉ cần uống thêm 9–12 ly nước.
  • Hương vị mới: Bạn có thể tạo thêm hương vị mới cho nước tinh khiết với chanh, cam, bưởi, dưa hấu, dưa leo, bạc hà… Đây còn có thể xem là một cách làm nước detox trái cây đơn giản giúp cơ thể thanh lọc độc tố.
  • Rau củ quả: bạn nên hấp thu 20% lượng nước cơ thể cần mỗi ngày thông qua thói quen ăn trái cây và rau củ mọng nước như dưa hấu, dưa leo, rau cần tây…
  • Bạn nên bổ sung các chất điện giải mỗi khi bị mất nước sau khi tập luyện thể dục hoặc đi ra trời nắng nóng từ nước dừa, nước ép trái cây, sinh tố…

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Bạn nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm sau:

  • các loại đậu: đậu hũ, đậu lăng,…
  • rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch
  • Đặc biệt, sữa chua chứa nhiều canxi, vitamin và lợi khuẩn có thể giúp giảm đau bụng kinh khi đến ngày đèn đỏ.
  • Thực phẩm giàu vitamin C, E: hạt bí, hạt hướng dương, cam, cà chua, bông cải, bắp cải…
  • Thực phẩm giàu kali: chuối, bơ, khoai lang
  • Omega-3 từ các loại cá, hạt bí, hạt lanh, dầu cá…
  • Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ bổ sung 1.200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung nhỏ hơn 500mg canxi mỗi ngày.

Tập thói quen đi ngủ lành mạnh

Những thói quen ngủ lành mạnh có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn đỡ cảm thấy mệt trong người khi đến ngày đèn đỏ. Bạn có thể tập những thói quen ngủ tốt cho sức khỏe sau đây:

  • Đi ngủ đúng giờ để đảm bảo đủ 7-8 tiếng mỗi đêm
  • Không dùng thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ
  • Tránh ăn tối quá trễ hoặc uống cà phê 4-6 tiếng trước khi ngủ
  • Bạn cần giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ, giúp bạn dễ ngủ hơn khi thân nhiệt trong người bạn tăng do đến ngày đèn đỏ.
  • Bạn cũng có thể chườm túi ấm vào bụng để dễ chịu hơn.
Cách chăm sóc khi trải qua chu kỳ kinh nguyệt

Cách chăm sóc khi trải qua chu kỳ kinh nguyệt